,

Lâm nghiệp

Gương điển hình trong phát triển kinh tế lâm nghiệp

Nhằm phát triển kinh tế gia đình, vươn lên làm giàu, gia đình anh Bùi Quang Thảo tại thôn 4, xã Đạo Viện, huyện Yên Sơn đã tập trung vào việc phát kinh tế nông lâm nghiệp, trong đó chú trọng phát triển rừng. Hiện nay, gia đình anh được đánh giá là hộ gia đình có kinh tế vững tại địa phương.

Anh Bùi Quang Thảo sinh năm 1977, gia đình anh đã phát triển kinh tế nông lâm nghiệp từ năm 1995 đến nay. Với diện tích đất khai hoang ban đầu, anh đã chăn trở suy nghĩ cũng như tìm tòi học hỏi kinh nghiệm phát triển kinh tế nông lâm nghiệp từ các hộ gia đình có kinh nghiệm. Anh Thảo đã đi tìm hiểu, học hỏi ở một số địa phương khác như: Chiêm hóa, Phú Thọ, Lạng Sơn,... Từ đó anh đã xác định mục tiêu và có kế hoạch phát triển về kinh tế nông lâm kết hợp để làm hướng đi cho gia đình mình. Nhưng thời điểm đó gia đình anh đang thiếu vốn và kinh nghiệm trồng rừng chưa có, mà chu kỳ thu hoạch các sản phẩm từ rừng lại dài ít nhất từ 7 đến 10 năm. Sau khi tìm tòi, học hỏi kinh nghiệm từ từ các lớp tập huấn tại địa phương và một số hộ gia đình về kỹ thuật trồng, chăm sóc rừng; bằng sự quyết tâm, nỗ lực, ý chí vươn lên của bản thân anh Thảo suy nghĩ muôn làm giàu phải trồng rừng, phủ xanh đất trống, phát triển cây đa mục đích. Ban đầu, gia đình anh trồng keo với diện tích khoảng 10ha rừng keo, nhận thấy hiệu quả kinh tế chưa như mong đợi; năm 2016 anh mua thêm 10ha để mở rộng diện tích đất lâm nghiệp. Anh tập trung chủ yếu vào giống cây phù hợp với khí hậu và thổ nhưỡng tại địa phương như: Keo hạt thường, Keo hạt Úc, Keo hạt nội, Mỡ; nhiều diện tích đã cho thu hoạch, giá trị ước tính tại thời điểm hiện tại khoảng 2 tỷ đồng.

Anh Bùi Quang Thảo, thôn 4, xã Đạo Viện, huyện Yên Sơn

Cùng với đó nhận thấy nhu cầu phát triển cây Keo, Mỡ ở địa phương cao nên anh đã đầu tư phát triển ươm giống để cung ứng ra thị trường, phục vụ bà con nhân dân trong địa phương. Bên cạnh đó, anh cũng hướng dẫn, giúp đỡ bà con trong địa phương từ việc chọn giống phù hợp, chăm sóc sao cho đạt hiệu quả cao nhất. Anh Thảo cho biết: Sau hơn 20 năm thực hiện phát triển kinh tế nông lâm nghiệp, tôi thấy hiệu quả kinh tế từ rừng mang lại rất cao, giúp gia đình tôi có được cuộc sống ổn định hơn. Trong thời gian tới gia đình tôi tiếp tục phát triển cây Keo, Mỡ theo hướng hữu cơ, bền vững. Bảo vệ, chăm sóc phát triển diện tích rừng giống Keo, Mỡ để cung cấp giống cho nhân dân trong vùng phát triển. 

Anh Thảo thường xuyên phát quang diện tích rừng nhà mình

Cùng với đó gia đình anh kết hợp phát triển nông nghiệp, chăn nuôi để lấy ngắn nuôi dài. Năm 2021, anh đầu tư hơn 1 tỷ đồng mở trang trại nuôi bò, lợn vỗ béo với hơn 30 con bò và 80 con lợn. Lứa đầu tiên xuất chuồng gia đình anh đã thu về gần 400 triệu đồng. 

Có thể khẳng định rằng, công tác trồng rừng kinh tế đã mang lại hiệu quả kinh tế cao cho hộ gia đình anh Thảo nói riêng, nhân dân trên địa bàn xã Đạo Viện nói chung. Để tiếp tục đưa ngành lâm nghiệp  trở thành ngành chính của nền kinh tế địa phương, thời gian tới với sự chỉ đạo quyết liệt của các cấp, các ngành bằng các chỉ tiêu kế hoạch cụ thể là hết sức cần thiết. Bên cạnh đó đặc biệt quan tâm công tác tuyên truyền, vận động nhân dân phát triển kinh tế lâm nghiệp, nhân rộng các mô hình kinh tế từ rừng trồng, làm tốt công tác phát triển rừng, gắn với phát triển cây Keo, Mỡ theo hướng bền vững; đưa các giống cây lâm nghiệp mới năng suất, chất lượng vào trồng kết hợp với ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong việc trồng, chăm sóc, thu hoạch, chế biến để nâng cao hiệu quả kinh tế rừng, góp phần chung vào sự phát triển kinh tế lâm nghiệp bền vững tại địa phương./

Cổng thông tin điện tử huyện Yên Sơn

Tin cùng chuyên mục