,

Trong ngành

Nhân rộng số lượng, mở rộng quy mô chuỗi cung ứng nông lâm thủy sản an toàn

Bộ NN&PTNT cho biết, trong thời gian tới, sẽ chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương tiếp tục nhân rộng số lượng, mở rộng quy mô chuỗi cung ứng nông lâm thủy sản an toàn; xây dựng các chuỗi cung ứng ngành hàng, chuỗi giá trị nông lâm thủy sản tại địa phương (từ vùng nguyên liệu, nhà máy, chợ, trung tâm thương mại, xuất khẩu).

 

Rau hữu cơ được giới thiệu đến người tiêu dùng (Ảnh: B.T)

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), trong 3 tháng đầu năm, ngành NN&PTNT đã duy trì triển khai các chương trình giám sát vệ sinh an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản. Tiếp cận chủ động trong xử lý các sự cố mất an toàn thực phẩm và đàm phán xử lý các rào cản kỹ thuật, mở rộng thị trường xuất khẩu sản phẩm nông lâm thủy sản Việt Nam.

Lũy kế 3 tháng, tỷ lệ mẫu thực phẩm nông lâm thủy sản được giám sát đạt yêu cầu an toàn thực phẩm đạt 97,5% (tăng 1,2%). Tỷ lệ cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản được chứng nhận đủ điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đạt 99,6% (tăng 4,9%); tỷ lệ cơ sở sản xuất kinh doanh nông lâm thủy sản ký cam kết tuân thủ quy định an toàn thực phẩm đạt 89% (tăng 14%).

Bộ NN&PTNT cho biết, trong thời gian tới, sẽ rà soát, hoàn thiện cơ chế chính sách pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật tạo môi trường thuận lợi và động lực cho người dân, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nông lâm thủy sản chất lượng, an toàn, bền vững.

Đổi mới công tác phổ biến, giáo dục nâng cao nhận thức, ý thức và hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm trong sản xuất kinh doanh nông lâm thủy sản và truyền thông quảng bá sản phẩm nông lâm thủy sản chất lượng, an toàn, truy xuất được nguồn gốc xuất xứ.

Bên cạnh đó, chủ động giám sát, cảnh báo, thanh kiểm tra đột xuất, phát hiện kịp thời, xử lý nghiêm cơ sở vi phạm, sản phẩm vi phạm quy định về chất lượng an toàn thực phẩm.

Chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương tiếp tục nhân rộng số lượng, mở rộng quy mô chuỗi cung ứng nông lâm thủy sản an toàn; xây dựng các chuỗi cung ứng ngành hàng, chuỗi giá trị nông lâm thủy sản tại địa phương (từ vùng nguyên liệu, nhà máy, chợ, trung tâm thương mại, xuất khẩu). Ngoài ra, chủ động kịp thời xử lý sự cố an toàn thực phẩm, đàm phán giải quyết các rào cản kỹ thuật nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ nông lâm thủy sản tại thị trường quốc tế./.

Nguồn: dangcongsan.vn

Tin cùng chuyên mục