,

Hỏi đáp

Gửi câu hỏi

✍ Chủ trương, giải pháp giúp mặt hàng nông sản tiêu thụ tốt hơn trên các nền tảng sàn thương mại điện tử

Hỏi: Hiện nay, một số sàn thương mại điện tử về nông sản, đặc sản vùng miền như postmart.vn, voso.vn đã có bày bán một số sản phẩm của Tuyên Quang, chúng ta cũng có sàn thương mại điện tử santmdttuyenquang.gov.vn, tuy nhiên, số lượng bán hàng nông sản qua sàn thương mại điện tử vẫn hạn chế. Nhiều người mua hàng nông sản vẫn ưa thích mua bằng cách gọi, liên hệ trực tiếp với người bán. Như đã biết, với sự tiến bộ vượt bậc của mạng xã hội, ứng dụng online thì nhiều người, đặc biệt là những người trẻ, thanh niên đa số có thói quen sử dụng các ứng dụng phổ biến như Tiktok, Shoppee… để mua mặt hàng gia dụng phục vụ cuộc sống hàng ngày. Vậy, kính mong đồng chí lãnh đạo tỉnh cho biết, tỉnh đã chủ trương, giải pháp như thế nào để có thể giúp mặt hàng nông sản tiêu thụ tốt hơn trên các nền tảng sàn thương mại điện tử hiện nay và đáp ứng được nhu cầu lớn của xã hội?   Xem tiếp »

✍ Giải pháp, hỗ trợ, khuyến khích phát triển nông nghiệp, kinh tế trang trại, Hợp tác xã nông nghiệp

Hỏi: Phát triển nông lâm nghiệp là một trong 3 khâu đột phá được xác định tại Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh. Vậy xin đồng chí cho biết trong thời gian tới tỉnh sẽ có những giải pháp và hỗ trợ như thế nào trong việc khuyến khích phát triển nông nghiệp, kinh tế trang trại, Hợp tác xã nông nghiệp đặc biệt là các tổ hợp tác, trang trại phát triển kinh tế, mô hình kinh tế thanh niên ứng dụng công nghệ số và sản xuất nông nghiệp theo hướng hữu cơ, nông nghiệp công nghệ cao?   Xem tiếp »

✍ Phương hướng cụ thể giúp tháo gỡ các thủ tục, quy trình rườm rà thông qua ứng dụng công nghệ số và giải pháp nào trong quá trình đăng ký tem truy xuất nguồn gốc xuất xứ hoặc đăng ký sản phẩm OCOP

Hỏi: Thời gian qua, đã có nhiều mô hình thanh niên xây dựng kinh tế nông thôn và tham gia chương trình mỗi xã một sản phẩm OCOP, trong đó có nhiều sản phẩm đạt sao, thực hiện dán tem truy xuất nguồn gốc điện tử. Tuy nhiên, việc đăng ký tem truy xuất nguồn gốc xuất xứ hay đăng ký công nhận sản phẩm OCOP đối với thanh niên còn gặp nhiều khó khăn, chủ yếu là do quy trình, thủ tục hành chính còn rườm rà, nhiều bước, mất nhiều thời gian, chưa có giải pháp áp dụng hiệu quả chuyển đổi sổ trong thực hiện các thủ tục này. Ví dụ như: - Thứ nhất, việc đăng ký tem truy xuất nguồn gốc xuất xứ không có hệ thống truy xuất điện tử, không có nhiều buổi tổ chức tập huấn để đơn vị là doanh nghiệp được hỗ trợ về hướng dẫn sử dụng, kích hoạt tem, cập nhật thông tin sản phẩm trên hệ thống; - Thứ hai, đăng ký công nhận sản phẩm OCOP được thực hiện theo quy trình đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP tại Quyết định số 1048/QĐ-TTg ngày 21/8/2019 và Quyết định số 1048/QĐ-TTg ngày 21/8/2019 của Thủ tướng Chính phủ. Theo đó công tác đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP được chia làm 03 cấp: cấp huyện, cấp tỉnh, cấp trung ương. Và tại mỗi cấp thì quy trình đánh giá xếp hạng sản phẩm trải qua nhiều bước với nhiều thủ tục, giấy tờ, rất mất thời gian. Cùng với sự tiến bộ của công nghệ 4.0, song hành với đó là sự phát triển của chuyển đổi số, kinh tế số. Vậy tôi xin đề nghị lãnh đạo tỉnh có thể cho biết có những phương hướng cụ thể nào để giúp tháo gỡ các thủ tục, quy trình rườm rà thông qua ứng dụng công nghệ số và giải pháp nào trong quá trình đăng ký tem truy xuất nguồn gốc xuất xứ hoặc đăng ký sản phẩm OCOP để người dân nói chung, đoàn viên, thanh niên nói riêng nhanh chóng, thuận tiện, hiệu quả hơn không?   Xem tiếp »

✍ Cơ chế, chính sách tạo động lực, hỗ trợ thanh niên tiếp cận công nghệ, ứng dụng thực hiện chuyển đổi số vào trong lĩnh vực nông nghiệp

Hỏi: Câu hỏi 1: Hiện nay, nhiều mô hình kinh tế đã ứng dụng chuyển đổi số vào sản xuất nông nghiệp cho năng suất, chất lượng và hiệu quả cao đã được một số mô hình thanh niên phát triển kinh tế áp dụng. Tại tỉnh ta, có thể kể đến tiêu biểu như đoàn viên Nguyễn Việt Lâm - Giám đốc công ty TNHH MTV GreenFarm đã đầu tư xây dựng hệ thống nhà màng trồngcác loại dưa theo hướng nông nghiệp sạch. Toàn bộ diện tích vườn được lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt tự động ứng dụng từ công nghệ thủy canh Israel được điều khiển bằng điện thoại thông minh. Hệ thống này tự động tưới chính xác cho mỗi cây nên dưa phát triển đồng đều, tiết kiệm nước, phân bón, thời gian và nhân công chăm sóc, giảm thiểu những bất lợi từ thời tiết, sâu, bệnh hại; và còn một số tấm gương phát triển kinh tế ứng dụng công nghệ số trong sản xuất nông nghiệp tiêu biểu khác: Đoàn viên Trần Văn Xuân – mô hình sản xuất rượu Chín chum (đạt tiêu chuẩn quốc tế và xuất khẩu đi nhiều nước quốc tế), đoàn viên Bùi Văn Hoàng - HTX dịch vụ sản xuất, chế biến Nông lâm nghiệp hợp hòa với mô hình kinh tế phát triển sản xuất Cà gai leo Hợp Hòa… Tuy nhiên, ngoài một số mô hình thanh niên kinh tế tiêu biểu kể thì hiện tại trên địa bàn tỉnh ta hiện nay còn rất nhiều mô hình thanh niên phát triển kinh tế nhưng chưa ứng dụng chuyển đổi số vào sản xuất quy mô lớn. Có nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng nguyên nhân lớn nhất vẫn là chi phí đầu tư cho việc ứng dụng công nghệ chuyển đổi số này lớn, kỹ năng của thanh niên chưa nhiều nên còn e ngại. Vậy, trong thời gian tới tỉnh có những cơ chế, chính sách cụ thể gì để tạo động lực, hỗ trợ thanh niên tiếp cận công nghệ, ứng dụng thực hiện chuyển đổi số vào trong lĩnh vực nông nghiệp?   Xem tiếp »