,

Thương hiệu nông sản

Sơn Dương tổ chức đánh giá phân hạng sản phẩm tham gia Chương trình OCOP năm 2023

Ngày 01/12/2023, Hội đồng đánh giá phân hạng sản phẩm OCOP huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang tổ chức Hội nghị đánh giá phân hạng, phân hạng lại sản phẩm OCOP năm 2023. Đây là đơn vị cấp huyện đầu tiên của tỉnh tổ chức đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP trong kế hoạch năm 2023.

(Ảnh: Quang cảnh Hội nghị đánh giá phân hạng sản phẩm OCOP năm 2023 trên địa bàn huyện Sơn Dương)

Ngày 01/12/2023, Hội đồng OCOP huyện Sơn Dương đã tổ chức họp để đánh giá, phân hạng đối với 19 hồ sơ sản phẩm đề nghị công nhận năm 2023, trong đó: Có 16 sản phẩm đánh giá lần đầu và 03 sản phẩm đánh giá lại (sản phẩm đã được công nhận sản phẩm OCOP năm 2020); các sản phẩm đều đạt số điểm là trên 50 điểm dưới 70 điểm (tương đương với hạng 3 sao).

* 16 sản phẩm tham gia đánh giá (lần đầu)  phân hạng sản phẩm OCOP năm 2023:

- Sản phẩm chè Tân Thượng của Hợp tác xã chè Tân Thượng. Địa chỉ: Xã Lương Thiện, huyện Sơn Dương. Quy mô vùng nguyên liệu gần 20 ha; sản lượng khoảng 3 tấn chè khô/năm. Giá bán 350.000 đồng/kg.

- Sản phẩm chè Liên Phú Trà của Hợp tác xã dịch vụ sản xuất và chế biến chè Liên Phú Trà. Địa chỉ: Xã Phúc Ứng, huyện Sơn Dương. Quy mô diện tích vùng nguyên của Hợp tác xã trên 12 ha, ngoài ra Hợp tác xã còn thu mua chè tươi cho các hộ dân vùng lân cận, sản lượng hàng năm khoảng 3,6 tấn chè khô; giá bán 250.000 đồng/kg.

- Sản phẩm Bánh giầy Thanh Nhàn của hộ kinh doanh Trần Thị Thanh. Địa chỉ: Xã Vĩnh Lợi, huyện Sơn Dương. Giá bán 30.000 đồng/hộp 12 chiếc. Gồm 03 loại: Bánh giầy không nhân ăn kèm với giò, bánh giầy nhân mặn và bánh giầy nhân ngọt.

- Sản phẩm Cao An Xoa của Công ty TNHH Thảo Dược Phạm Trình. Địa chỉ: Xã Thiện Kế, huyện Sơn Dương. Quy mô sản lượng năm 2023 trên 3.000 lọ, giá bán 190.000 đồng/lọ. Cao An Xoa được sản xuất từ cây An Xoa, được chiết xuất dưới dạng cao dẻo. Cây An Xoa được các thầy lang người dân tộc Dao sử dụng để chữa bệnh về gan. Theo một số kết quả nghiên cứu về cây An Xoa cho kết quả rất tốt về hỗ trợ điều trị các bệnh về gan như: Viêm gan, men gan cao, sơ gan, máu nhiễm mỡ và gan nhiễm mỡ.

- Sản phẩm chân giò muối tiêu của hộ kinh doanh Lê Hữu Tình. Địa chỉ: Xã Hào Phú, huyện Sơn Dương. Quy mô sản xuất, sản lượng bình quân mỗi năm trên 4 tấn; giá bán 150.000 đồng/kg.

(Sản phẩm tham gia đánh giá phân hạng lần đầu năm 2023)

- 04 sản phẩm của Hợp tác xã sản xuất thực phẩm an toàn Sáng Nhung: Chả mỡ lợn Sáng Nhung, Chả quế Sáng Nhung, Giò dăm bông Sáng Nhung, Lạp xưởng lợn Sáng Nhung. Địa chỉ: Xã Đông Thọ, huyện Sơn Dương. Sản phẩm được chế biến từ sản phẩm thịt lợn nuôi tại trang trại của Hợp tác xã, lợn được nuôi khép kín đạt tiêu chuẩn VietGAP, theo quy trình đạt tiêu chuẩn 3F quốc tế trong ngành chăn nuôi hiện nay “Feed-Farm-Food”.

- Sản phẩm Nấm Sò Tươi của Hợp tác xã Nấm sạch Anh My. Địa chỉ: Xã Đông Lợi, huyện Sơn Dương. Quy mô trên 75 tấn/năm; giá bán 30.000 đồng/kg.

- Sản phẩm tằm lá sắn của Tổ hợp tác chăn nuôi tằm Tam Đa.

- Sản phẩm rượu men lá Giang Hằng của hộ kinh doanh Hà Lê Giang. Địa chỉ: Xã Minh Thanh, huyện Sơn Dương.

- Sản phẩm rượu men lá Long Hà của hộ kinh doanh Dương Kim Long. Địa chỉ: Xã Phú Lương, huyện Sơn Dương.

- Sản phẩm Bún khô Đồng Quý của Hợp tác xã nông lâm nghiệp Đồng Quý. Địa chỉ xã Đồng Quý, huyện Sơn Dương. Bún khô Đồng Quý được chế biến từ gạo Khang Dân. Sản lượng bình quân 3,6 tấn/năm.

(Sản phẩm tham gia đánh giá phân hạng lần đầu năm 2023)

- Sản phẩm HAME HONEY (mật ong hàm ếch) của Hợp tác xã Nhãn lồng và mật ong Hàm Ếch. Địa chỉ: Xã Thượng Ấm, huyện Sơn Dương. Quy mô 1.000 lít/năm; giá bán 200.000 đồng/lít.

- Sản phẩm Mật ong Quyết Thắng của Hợp tác xã Nông-Lâm nghiệp, Công nghệ cao Quyết Thắng. Địa chỉ: Xã Quyết Thắng, huyện Sơn Dương. Sản lượng trên 3.000 lít/năm; giá bán 220.000 đồng/lít.

* 03 sản phẩm đánh giá phân hạng lại (sản phẩm đã đánh giá phân hạng lần đầu vào năm 2020): Đợt 1 năm 2020, huyện Sơn Dương có 03 sản phẩm đánh giá phân hạng sản phẩm OCOP đều đạt hạng 3 sao; đến nay cả 03/03 sản phẩm đã được Hội đồng OCOP huyện Sơn Dương đánh giá duy trì hạng 3 sao.

- Sản phẩm Bột sắn dây Thục Dơn SD của Hợp tác xã sản xuất tinh bột sắn dây Thục Dơn SD. Địa chỉ: Thị trấn Sơn Dương, huyện Sơn Dương.

- Sản phẩm Chè xanh Trung Long của Hợp tác xã Ngân Sơn Trung Long. Địa chỉ: Xã Trung Yên, huyện Sơn Dương. Quy mô sản lượng trên 5 tấn chè khô/năm. Giá bán 300.000 đồng/kg.

- Sản phẩm tinh bột nghệ cao cấp Tiến Phát của hộ kinh doanh Đào Duy Tiến. Địa chỉ: Xã Cấp Tiến, huyện Sơn Dương.

Tính đến hết năm 2023, huyện Sơn Dương có 49 sản phẩm OCOP, trong đó có 12 sản phẩm 4 sao và 37 sản phẩm 3 sao của 31/31 xã, thị trấn,  so với mục tiêu chung của tỉnh thì huyện Sơn Dương đã hoàn thành mục tiêu 100% xã, thị trấn có sản phẩm OCOP. Tuy vậy, số lượng sản phẩm OCOP đạt hạng 4 sao của huyện chiếm tỷ lệ thấp và huyện chưa có sản phẩm nào đánh giá đạt từ 90 điểm trở lên (sản phẩm tiềm năng 5 sao).

Để tiếp tục nâng cao chất lượng sản phẩm OCOP trên địa bàn, trong thời gian tới huyện Sơn Dương cần tập trung chỉ đạo tăng cường hơn nữa công tác quản lý các sản phẩm OCOP. Tập trung triển khai thực hiện các giải pháp: (1) Hướng dẫn các chủ thể sản phẩm tổ chức sản xuất tuân thủ đúng các quy định của pháp luật về điều kiện an toàn trong sản xuất, chế biến thực phẩm; quy định bảo vệ môi trường trong quá trình sản xuất; sử dụng bao bì, nhãn hiệu đúng quy định; phát huy tốt sức mạnh cộng đồng, phát huy những giá trị tiềm năng, lợi thế vùng miền trong tổ chức sản xuất và phát triển sản phẩm, tạo ra nguồn sản phẩm phong phú, đảm bảo về chất lượng, tạo việc làm ổn định, tăng thu nhập cho người lao động tại địa phương, góp phần thiết thực vào thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. (2) Thực hiện có hiệu quả các chính sách hỗ trợ của tỉnh tại các văn bản, như: Nghị quyết số 03/2021/NQ-HĐND ngày 16/7/2021 của HĐND tỉnh về chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản hàng hóa; sản phẩm OCOP và xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025; Nghị quyết số 06/2020/NQ-HĐND về chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp hưu cơ; Nghị quyết số 10/2023/NQ-HĐND ngày 07/7/2023 của HĐND tỉnh về Quy định về mức hỗ trợ thực hiện dự án phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị, dự án phát triển sản xuất cộng đồng thuộc các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025; lồng ghép các nguồn lực gắn với thực hiện Chương trình OCOP trên địa bàn huyện. (3) Xây dựng kế hoạch tiêu chuẩn hoá, nâng hạng các sản phẩm OCOP từ hạng 3 sao nâng lên hạng 4 sao; thực hiện tốt quy trình chứng nhận quản lý chất lượng tiên tiến ISO/GMP/HACCP/...; hỗ trợ phát triển sản phẩm tiềm năng đạt tiêu chuẩn OCOP 5 sao, phấn đấu hết năm 2025, có ít nhất 01 sản phẩm OCOP đạt hạng 5 sao./.

Theo Quyết định số 919/QĐ-TTg ngày 01/8/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2021-2025 và Quyết định số 148/QĐ-TTg ngày 24/02/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc Ban hành Bộ tiêu chí và quy trình đánh giá phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm, quy định về yêu cầu hồ sơ sản phẩm, quy trình đánh giá có sự thay đổi so với các năm trước theo hướng phân cấp mạnh cho cấp xã và cấp huyện; tiêu chí đánh giá yêu cầu cao hơn, nhất là đối với các sản phẩm đạt hạng 4 sao và hạng 5 sao. Theo đó, kể từ năm 2023 trở đi, hồ sơ và quy trình đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP thực hiện như sau:

Về hồ sơ đánh giá sản phẩm OCOP (gọi là hồ sơ sản phẩm) do các chủ thể OCOP (cụ thể như: doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, chủ hộ sản xuất...) chuẩn bị, bao gồm: Phiếu đăng ký đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP theo mẫu biểu số 1 trong Quyết định số 148/QĐ-TTg ngày 24/02/2023 của Thủ tướng Chính phủ; Báo cáo của chủ thể đánh giá về sản phẩm theo Bộ tiêu chí, báo cáo theo mẫu biểu số 2 trong Quyết định số 148/QĐ-TTg ngày 24/02/2023 của Thủ tướng Chính phủ.

Về trình tự đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP: Công tác đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP được chia làm 03 cấp: Cấp huyện, cấp tỉnh và cấp trung ương.

- Chủ thể OCOP gửi hồ sơ sản phẩm đến Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (UBND cấp xã) đề nghị đánh giá sản phẩm OCOP. UBND cấp xã tổ chức đánh giá một số nội dung của Hồ sơ sản phẩm đăng ký tham gia đánh giá sản phẩm OCOP, bao gồm các tiêu chí về: nguồn gốc sản phẩm/nguyên liệu địa phương; sử dụng lao động địa phương; nguồn gốc ý tưởng sản phẩm; bản sắc/trí tuệ địa phương. Căn cứ vào điều kiện và đặc điểm thực tế của địa phương, Chủ tịch UBND cấp xã tổ chức họp với các bộ phận liên quan để lấy ý kiến về các nội dung đánh giá, sau đó ban hành Báo cáo đánh giá của UBND cấp xã về các tiêu chí trên (báo cáo theo mẫu biểu số 1 trong Quyết định số 148/QĐ-TTg ngày 24/02/2023 của Thủ tướng Chính phủ) và chuyển hồ sơ sản phẩm OCOP lên cấp huyện.

- Công tác đánh giá tại cấp huyện: Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thành phố (UBND cấp huyện) thành lập Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP (Hội đồng cấp huyện), Tổ tư vấn (hoặc Tổ giúp việc) và ban hành Quy chế hoạt động của Hội đồng. Hội đồng cấp huyện tổ chức đánh giá, phân hạng các sản phẩm tham gia Chương trình OCOP. Điểm khác biệt so với trước đây là: UBND cấp huyện ban hành Quyết định phê duyệt kết quả đánh giá và Giấy chứng nhận cho các sản phẩm đạt 3 sao, tổ chức công bố kết quả. UBND cấp huyện chuyển hồ sơ các sản phẩm có số điểm đạt từ 70 điểm đến 100 điểm (từ 4 sao trở lên) lên Ủy ban nhân dân tỉnh để đề nghị đánh giá, phân hạng, công nhận sản phẩm OCOP.

- Công tác đánh giá tại cấp tỉnh: Chủ tịch UBND cấp tỉnh thành lập Hội đồng, Tổ tư vấn Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp tỉnh (Hội đồng cấp tỉnh) và ban hành Quy chế hoạt động của Hội đồng. Hội đồng cấp tỉnh tổ chức đánh giá, xếp hạng các sản phẩm do cấp huyện đề xuất. UBND cấp tỉnh ban hành Quyết định phê duyệt kết quả đánh giá và Giấy chứng nhận cho các sản phẩm đạt 4 sao, tổ chức công bố kết quả.

Trường hợp kết quả đánh giá của Hội đồng cấp tỉnh không đạt 4 sao, Hội đồng cấp tỉnh gửi trả kết quả (bằng văn bản) và hồ sơ về UBND cấp huyện:

Bài, ảnh: Ngô Tuyết Nhung, Chi cục PTNT

Tin cùng chuyên mục